Thiết kế mẫu trong đúc khuôn cát

Cần lưu ý rằng, Kim loại lỏng khi chuyển sang đặc sẽ co lại. Như vậy, nếu lấy đúng các kích thước ở bản vẽ vật đúc sao lại cho bản vẽ mẫu thì vật đúc sẽ hụt kích thước do co ngót. vì vậy phải đảm bảo lòng khuôn rộng hơn, đo đó kích thước mẫu phải tăng lên một lượng tương ứng với độ co ngót của từng hợp kim.

Thiết kế mẫu trong đúc khuôn cát
Mẫu là bô phận tạo ra lòng khuôn khi làm khuôn.
Mẫu sẽ in hình trong khuôn để tạo ra các mặt ngoài của vật đúc đã thiết kế. Trừ phần tai mẫu để tạo ra vị trí gác gối lõi, hình dạng và kích thước mẫu tương ứng với bề mặt ngoài của vật đúc
Bản vẽ mẫu
Căn cứ vào bảng vẽ đúc để thành lâp bản vẽ mẫu
+ Mặt phân khuôn
+Hình dáng và kích thước ngoài của vât đúc
+ Hình dạng và kích thước gối lõi nếu có, kể cả những lõi phụ hoặc miếng đất phụ đươc thiết kế khi chọn mặt phân khuôn
+ Vật liệu dự định để chế tạo
Từ đó, trình tự các bước đễ vẽ bản vẽ mẫu như sau:
+ Xác định mặt phân mẫu
Đa số mẫu đúc có mặt phân mẫu trùng mặt phân khuôn
Trường hợp đặt biệt mẫu có thể chế tạo dưới dạng nhiều phần tháo rời. Phải phân định rõ mẫu trên và mẫu dưới kể cả trường hợp mặt phân khuôn là mặt đối xứng
+ Xác định hình dạng và kích thước tai mẫu
Tai mẫu sẽ in hình trong khuôn để tạo ra chỗ tựa cho gối lõi. phải dưa vào hình dạng gối lõi, khe hỡ giữa lõi và khuôn và quá trình lắp ráp khuôn để thiết kế tai mẫu. Sai số kích thước tai mẫu sẽ dẫn đến sai số kích thước trong lòng khuôn đúc.
+ Kích thước dung sai kích thước mẫu:
Mỗi một phần mẫu riêng biệt có kích thước bộ phận của chúng. Những kích thước bị chia ra do mặt phân mẫu khi ghép lại phải tương ứng với kích thước vật đúc. Những kích thước quan trọng phải xác định dung sai. Dung sai thành phần phải phù hợp với dung sai khâu khép kín.
Cần lưu ý rằng, Kim loại lỏng khi chuyển sang đặc sẽ co lại. Như vậy, nếu lấy đúng các kích thước ở bản vẽ vật đúc sao lại cho bản vẽ mẫu thì vật đúc sẽ hụt kích thước do co ngót. vì vậy phải đảm bảo lòng khuôn rộng hơn, đo đó kích thước mẫu phải tăng lên một lượng tương ứng với độ co ngót của từng hợp kim.
Hơp kim khác nhau thì hệ số co ngót cũng khác nhau:
+ Gang xám 1%
+ Thép 2%
+ Gang trắng 1.5 %
+ Hợp kim đồng và nhôm 1.5%
Tuy nhiên, khi ghi trên bản vẽ vẫn lấy số liệu theo bản vẽ đúc( khi chế tạo mẫu người ta phải dùng thước tỷ lệ tùy thuộc vào hợp kim đúc khác nhau)
+ Cấu tao của mẫu:
Để thực hiện đầy đủ một bản vẽ chế tạo , ta phải xác định từ đầu vật liệu chế tạo nó ( Gỗ, Kim loại….)
Những mẫu nhỏ nếu là gỗ có thể dùng gỗ liền.
Nếu mẫu phức tạp, dễ biến dạng phải chế tạo bằng gỗ trái thớ
Nếu kích thước khối lượng mẫu lớn, để tiết kiệm vât liệu và giảm khổi lượng mẫu, có thể làm rỗng bên trong
+ Phần định vị khi ghép mẫu
Những mẫu tròn xoay có mặt phân mẫu vuông góc trục tâm chỉ cần làm môt chốt định vị
Đối với các loại khác phải dùng 2 hoặc 3 chốt định vị. về nguyên tắc khoảng cách giữa các chốt càng xa nhau, định vị càng chính xác
Cấu tạo chốt và lỗ phải có kích thước hơp lý để rút và dễ lắp
Ngoài ra trên bản vẽ mẫu phải xác định thêm độ nhẵn bóng bề mặt, màu sơn của các bộ phận của mẫu.
- Ưu và nhược điểm công nghệ đúc trong khuôn kim loại
- Phương pháp đúc ly tâm
- Đúc khuôn mẫu chảy
- Tìm hiểu về đúc áp lực
- Công nghệ đúc Furan
- Quy trình đúc đồng mỹ nghệ
- Gia công khuôn mẫu
- Khuôn đúc kim loại
- Tìm hiểu kỹ thuật đúc nhôm
- Tìm hiểu Khuôn mẫu chảy
- Sản xuất sản phẩm bằng phương pháp đúc áp lực
- Quy trình đúc li tâm
- Đúc khuôn cát
- Đúc khuôn cố định